Bác sỹ U23 Việt Nam ở Thường Châu nói về chấn thương dây chằng gối
Bác sỹ Phạm Văn Minh từng là người chăm lo sức khỏe cho các cầu thủ U23 Việt Nam là Duy Mạnh, Đình Trọng....ở Thường Châu giải U23 châu Á 2018. Sau khi nhiều cầu thủ từng làm nên tên tuổi tại Thường Châu lần lượt bị đứt dây chằng, bác sĩ Minh đã đưa ra những phân tích và cách phòng tránh về dây chằng gối.
Sau khi nhiều cầu thủ từng làm nên tên tuổi tại Thường Châu lần lượt bị đứt dây chằng, bác sĩ Phạm Văn Minh - người chăm lo sức khỏe cho các cầu thủ Duy Mạnh, Đình Trọng đã chia sẻ với Bongdanet.vn, đồng thời đưa ra những phân tích và cách phòng tránh về dây chằng gối.
Vai Trò Của dây chằng chéo trước (DCCT) gối:
Giống như tất cả các dây chằng, DCCT có nhiệm vụ làm vững gối
Theo trục trước - sau, nó ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi : vì thế nó chặn lại chuyển động "ngăn kéo trước" của xương chày so với xương đùi
Theo trục xoay, dây chằng chéo trước ngăn không cho xương chày xoay vào trong so với xương đùi, khi cẳng chân xoay vào trong dây chằng chéo trước sẽ quấn quanh dây chằng chéo sau.
Đứt dây chằng chéo trước không gây nên biến chứng gì cho chuyển động của khớp gối theo trục gấp duỗi. Nhưng khớp gối lại không được bảo vệ trong vận động xoay và xoắn vặn: đặc biệt là trong trường hợp xoay người, mà bàn chân cố định dưới đất.
Do đó khi đứt DCCT bệnh nhân sẽ giảm chức năng gối, đặc biệt trong các hoạt động đòi hỏi di chuyển nhanh, mạnh và đột ngột như chơi các môn thể thao cần di chuyển nhiều như: bóng đá, tennis, bóng chuyền,... Ngoài ra còn có tổn thương thứ phát các thành phần khác của gối, trong đó 2 thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất là sụn chêm và sụn mặt khớp.
Tổn thương sụn chêm thường gặp là rách sụn chêm dẫn đến biểu hiện đau, kẹt khớp và tràn dịch khớp. Tổn thương sụn khớp dẫn đến hư khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp. Nếu bị thoái hóa khớp gối thì việc thay khớp gối sẽ phức tạp và tốn kém rất nhiều so với điều trị đứt dây chằng gối.
Bác sĩ Phạm Văn Minh (thứ 2 từ trái sang) là người chăm sóc U23 Việt Nam tại Thường Châu 2018
Sau khi chấn thương:
– Người bệnh nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ đầu gối.
– Gối đau và sưng phù nề do dây chằng vừa đứt, dẫn đến chảy máu và tổn thương cấu trúc bên trong của khớp (bao khớp và các dây chằng bên). Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau 2 – 3 tuần.
Một thời gian sau, bệnh nhân có những dấu hiệu:
– Có cảm giác kẹt khớp: Người bị đứt dây chằng chéo trước có cảm giác khớp như bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới trở về trạng thái bình thường được.
– Khớp gối mất vững: Người bệnh khi di chuyển nhanh hoặc chạy rất dễ té ngã do không trụ được chân, tình trạng này mọi người thường gọi là bị “sụm” gối. Ngoài ra, khi lên cầu thang có cảm giác không vững, không kiểm soát được khớp gối, đồng thời khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang, từ đó giảm hẳn khả năng vận động.
– Teo cơ: Kích thước đùi bị chấn thương nhỏ dần, do teo cơ tứ đầu (cơ đùi trước), vì vậy hoạt động của chân này cũng yếu dần. Đối với đối tượng nữ, nhân viên văn phòng hoặc người ít vận động thì tình trạng teo cơ càng dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn.
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến đứt dây chằng đầu gối trước được các chuyên gia tổng hợp và đưa ra 3 loại chấn thương gián tiếp :
Té tới trước: Trong tư thế này thì cẳng chân xoay ngoài so với đùi dẫn đến những tổn thương cấu trúc bên trong của khớp gối
Xoay trong cẳng chân khi gối duỗi tối đa: Mặc dù không bị té ngã nhưng tư thế xoay ngoài trong khi gối ưỡn thẳng do đổi hướng đột ngột
Một thực tế là đối với người bình thường thì đứt dây chằng đầu gối trước là chuyện hi hữu nhưng còn một vận động viện thường xuyên có những động tác hay va chạm mạnh đặc biệt là trong những môn đối kháng dẫn đến dễ dàng đứt dây chằng thì làm sao để giảm thiểu?
Duy Mạnh là người thứ 6 trong lứa cầu thủ thành công ở VCK U23 châu Á 2018
Lời khuyên của tôi dành cho các vận động viên để tránh đứt dây chằng đầu gối trước cần nghiêm túc khởi động đúng và kỹ để gân và cơ có bước đầu làm quen trước khi vào trận đấu. Cần tránh chơi thể thao vào các khung giờ trưa hay tối vì khi đó cơ thể khá mệt mỏi rất cần được nghỉ ngơi.
Khi kết thúc chơi thể thao cần có thời gian thư giãn đi lại và thả lỏng cơ thể nhằm giúp cơ thể về trạng thái ổn định.
Tuyệt đối tránh việc đi “ nhậu “ sau chơi thể thao, đó là một thói quen ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận trong cơ thể như: tim, não, thận, gan…. Khi đó cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chính lúc đó dây chằng nhận hoàn toàn nhiệm vụ giữ vững khớp gối. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần dây chằng sẽ dễ dàng bị đứt khi có những va chạm dù nhẹ.
Còn về việc vì sao bị đứt dây chằng đầu gối chéo trc hay chéo sau là nó nhiều yếu tố... Có thể do thể trạng của vđv k được tốt, và khởi động chưa kỹ, tư thế va chạm với đối phương khi bị bất lợi. Các chất dinh dưỡng cho cầu thủ chưa đảm bảo...
Tags (Từ khóa): chấn thương dây chằng gối U23 việt nam bác sĩ phạm văn minh bác sĩ u23 việt nam đỗ duy mạnh trần đình trọng xuân trường dây chằng gối
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
XHTuyển QG+/-Điểm
1 USA (W)102087
2 Spain (W)72028
3 Germany (W)-12012
4 England (W)-182004
5 Sweden (W)41991
6 Canada (W)61988
7 Brazil (W)71977
8 Japan (W)21976
9 North Korea (W)01944
10 Netherland (W)01929