Các kỷ lục của V.League: CLB Hà Nội thống trị nhiều hạng mục
Kể từ khi ra đời vào năm 2000, V.League đã chứng kiến rất nhiều kỷ lục, trong đó có những kỷ lục có lẽ còn rất lâu mới có thể bị phá vỡ.
KỶ LỤC VỀ MÙA GIẢI
Mùa giải ít câu lạc bộ tham dự nhất: 2000-01 và 2001-02, 10 câu lạc bộ.
Mùa giải ít bàn thắng nhất: 2001-02, 186 bàn.
Mùa giải có số bàn thắng trung bình mỗi trận nhiều nhất: 2014, 3,53 (466 bàn/132 trận).
Mùa giải kéo dài nhất trong một năm dương lịch: 2017 - 323 ngày (từ 7 tháng 1 đến 25 tháng 11 năm 2017).
KỶ LỤC VỀ CÂU LẠC BỘ
Vô địch nhiều lần nhất: CLB Hà Nội, 6 lần.
Vô địch 2 lần liên tiếp: Hoàng Anh Gia Lai (2003, 2004), Gạch Đồng Tâm Long An (2005, 2006), Becamex Bình Dương (2007, 2008), (2014, 2015), Hà Nội (2018, 2019)
Vô địch sớm nhất: Hà Nội (2018), trước 5 vòng đấu.
Vô địch ngay sau khi lên hạng: Hoàng Anh Gia Lai (2003), Công an Hà Nội (2023).
Xuống hạng ngay sau khi vô địch: Cảng Sài Gòn (2003).
Giành nhiều điểm nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), 64 điểm.
Đội vô địch giành điểm trung bình 1 trận cao nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), 64 điểm/26 trận - trung bình 2,46 điểm/trận.
Đội vô địch giành điểm trung bình 1 trận thấp nhất trong một mùa giải: Gạch Đồng Tâm Long An (2006), 40 điểm/24 trận - Trung bình 1,67 điểm/trận.
Thắng nhiều trận nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), 20 trận.
Hòa nhiều trận nhất trong một mùa giải: Sông Lam Nghệ An (2012), 14 trận.
Thua nhiều trận nhất trong một mùa giải: Megastar Nam Định (2010), Đồng Tháp (2016), Long An (2017), cùng 20 trận.
Đội vô địch có số bàn thắng nhiều nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), 72 bàn thắng.
Đội vô địch có số bàn thắng trung bình nhiều nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), 72 bàn thắng/26 trận - Trung bình 2,77 bàn thắng/trận.
Đội vô địch có hiệu số bàn thắng thua cao nhất trong một mùa giải: Hà Nội (2018), hiệu số +42.
Đội vô địch có hiệu số bàn thắng thua thấp nhất trong một mùa giải: Cảng Sài Gòn (2001–02), hiệu số +4.
Đội vô địch thua nhiều trận nhất trong một mùa giải:
Gạch Đồng Tâm Long An (2006) - 8/24 trận.
+ Hà Nội T&T (2010) - 8/26 trận.
+ Hà Nội T&T (2016) - 8/26 trận.
Các đội Vô địch, Á quân và Hạng ba có chung sân nhà: Công an Hà Nội, Hà Nội và Viettel (2023).
Nhiều trận thắng liên tiếp nhất trong một mùa giải: Sông Lam Nghệ An (2018), Gạch Đồng Tâm Long An (2005) - cùng 8 trận.
Nhiều trận thua liên tiếp nhất trong một mùa giải: Đồng Tháp (2016) và Long An (2017) - đều 10 trận.
Nhiều trận không thua liên tiếp nhất trong một mùa giải: Nam Định (2004) - 16 trận.
Nhiều trận không thắng liên tiếp nhất trong một mùa giải: Đồng Tháp (2016) - 23 trận, gồm 5 trận hòa và 18 trận thua.
Nhiều trận không thắng trên sân khách liên tiếp nhất: Nam Định, 29 trận (23 tháng 6, 2018 - 28 tháng 3, 2021).
Chuỗi trận bất bại liên tiếp trên sân nhà dài nhất: Hà Nội - 33 trận, gồm 27 trận thắng và 6 trận hòa (2 tháng 7, 2017 - 18 tháng 6, 2020).
Nhiều trận sạch lưới liên tiếp nhất trong một mùa giải: Sông Đà Nam Định (2004) - 9 trận.
Thời gian giữ sạch lưới liên tiếp lâu nhất: Sông Đà Nam Định (2004) - 879 phút.
Câu lạc bộ có nhiều vua phá lưới nhất: Đà Nẵng, 7 danh hiệu vua phá lưới (4 của Gaston Merlo).
Đội bóng xếp cuối bảng ghi nhiều bàn thắng nhất: Hà Nội ACB (2011), 36 bàn.
Bị thủng lưới nhiều nhất trong một mùa giải: Thanh Hóa (2009), 68 bàn.
Bị thủng lưới nhiều nhất trên sân khách trong một mùa giải: Thanh Hóa (2009), 43 bàn.
Câu lạc bộ đứng cuối cùng trên bảng xếp hạng chung cuộc nhưng không phải xuống hạng: LG Hà Nội ACB/Hà Nội ACB (2003, 2011), Thanh Hóa (2009), Vicem Hải Phòng (2012), Kienlongbank Kiên Giang (2013).
Trong khi ba đội bóng đầu tiên vẫn tiếp tục được thi đấu tại V.League nhờ việc mua lại suất chuyên nghiệp của các đội bóng khác, Kienlongbank Kiên Giang lại được hưởng lợi từ việc Xi măng Xuân Thành Sài Gòn bỏ giải cộng với quy định của giải đấu chỉ có 1 đội xuống hạng ở mùa giải năm đó. Tuy nhiên, đội bóng này cũng không thể trụ lại được lâu khi họ đã quyết định rút lui khỏi giải đấu ở mùa giải tiếp theo.
KỶ LỤC VỀ CẦU THỦ
Ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử giải đấu: Hoàng Vũ Samson (190 bàn thắng tại các mùa giải 2009-2023).
Kiến tạo nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: Nghiêm Xuân Tú (Than Quảng Ninh) - 17 lần/26 trận, mùa giải 2018.
Cầu thủ đá phản lưới nhà nhiều nhất trong một mùa giải: Lê Đức Tuấn (Thanh Hóa) - 3 bàn/26 trận, mùa giải 2015.
Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một trận đấu: 5 bàn
Nguyễn Đình Việt (Hoàng Anh Gia Lai), trong trận Hoàng Anh Gia Lai 6–1 Hòa Phát Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2007.
Ghi bàn trong nhiều trận liên tiếp nhất: Huỳnh Kesley Alves (Becamex Bình Dương) - 10 trận mùa giải 2005 (từ vòng 7 đến vòng 17).
Nhiều lần nhận danh hiệu Vua phá lưới nhất: Đỗ Merlo có 4 lần nhận giải vào các năm 2009, 2010, 2011 và 2016.
KỶ LỤC VỀ TRẬN ĐẤU
Trận thắng đậm nhất trên sân nhà: thắng cách biệt 8 bàn
+ Sông Lam Nghệ An 8–0 Đồng Tâm Long An, vòng 14 V.League 2013
+ Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa, vòng 12 V.League 2014
Trận thắng đậm nhất trên sân khách: thắng cách biệt 6 bàn
+ Tập đoàn Cao su Đồng Tháp 0–6 Đồng Tâm Long An, vòng 23 V.League 2010
+ Thành phố Hồ Chí Minh 0–6 Hà Nội, vòng 20 V.League 2022
Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất trong hiệp 1: 6 bàn
+ Đồng Tâm Long An 3–3 Đồng Nai, vòng 24 V.League 2015 (tỷ số chung cuộc: 4–4)
Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất trong hiệp 2: 7 bàn
+ Hà Nội 6–3 Thành phố Hồ Chí Minh, vòng 18 V.League 2018 (tỷ số hiệp 1: 2–0)
Trận đấu có tỷ số cách biệt lớn nhất: cách biệt 8 bàn
+ Sông Lam Nghệ An 8–0 Đồng Tâm Long An, vòng 14 V.League 2013
+ Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa, vòng 12 V.League 2014
Trận hòa có nhiều bàn thắng nhất: 8 bàn
+ Bình Định 4–4 Sông Lam Nghệ An, vòng 19 V-League 2004
+ Hà Nội T&T 4–4 QNK Quảng Nam, vòng 3 V.League 2015
+ Đồng Tâm Long An 4–4 Đồng Nai, vòng 24 V.League 2015
+ FLC Thanh Hóa 4–4 QNK Quảng Nam, vòng 15 V.League 2016
+ Than Quảng Ninh 4–4 Hà Nội T&T, vòng 26 V.League 2017
+ Quảng Nam 4–4 Becamex Bình Dương, vòng 18 V.League 2018
Trận thua đậm nhất của đội đương kim vô địch: 5 bàn
+ Sông Lam Nghệ An 5–0 SHB Đà Nẵng, tại vòng 7 V-League 2010, sau khi SHB Đà Nẵng vô địch mùa giải 2009
Trận đấu có 1 đội ghi 5 bàn nhanh nhất: 16 phút
+ Sài Gòn 0–5 Hoàng Anh Gia Lai, các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai ghi 5 bàn từ phút 73 đến phút 88, tại vòng 1 V.League 2016.
Trận đấu đầu tiên sử dụng trợ lý trọng tài video (VAR): Viettel 4–0 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 3, giai đoạn 2 V.League 2023.
Trận đấu dài nhất kể từ khi áp dụng thể thức vòng tròn 2 lượt: Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 1–1 Hà Nội tại vòng 4 V.League 2020, kéo dài 115 phút (hiệp 1 có 22 phút bù giờ để xử lý tình trạng quá tải lượng khán giả trên sân vận động, hiệp 2 có 3 phút bù giờ).
KỶ LỤC VỀ KHÁN GIẢ
Lượng khán giả nhiều nhất trong một trận đấu: 38.000 người, trận đấu Nam Định 3–2 Hoàng Anh Gia Lai, vòng 22 V-League 2003.
Lượng khán giả ít nhất trong một trận đấu: 0 người
Gạch Đồng Tâm Long An 2–1 Xi măng Hải Phòng, vòng 24 V-League 2006. Đây là trận đấu đầu tiên tại V.League áp dụng hình thức kỷ luật thi đấu trên sân nhà không khán giả.
Lượng khán giả nhiều nhất trong một vòng đấu: 97.000 người (vòng 14 V-League 2010)
Lượng khán giả nhiều nhất trong một mùa giải: 1.879.500 người (2009)
Lượng khán giả ít nhất trong một mùa giải: 730.000 người (2001-02)
Lượng khán giả trung bình mỗi trận nhiều nhất trong một mùa giải: 11.091 khán giả/trận (2013)
Lượng khán giả trung bình mỗi trận ít nhất trong một mùa giải: 5.592 khán giả/trận (2017)
KỶ LỤC VỀ BÀN THẮNG
Bàn thắng nhanh nhất được ghi trong một trận đấu: Vũ Ngọc Thịnh (Hải Phòng) phản lưới nhà cho Becamex Bình Dương (Becamex Bình Dương 3–1 Hải Phòng, vòng 11 V.League 2015), ghi ở 9 giây 89. Đây cũng là phản lưới nhà nhanh nhất trong lịch sử giải đấu.
Bàn thắng muộn nhất được ghi trong một trận đấu kể từ khi áp dụng thể thức vòng tròn 2 lượt (1996): Nguyễn Đức Chiến (Viettel) ghi bàn trên chấm 11 mét ở phút 90+14 trong trận Viettel 4–0 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 3, giai đoạn 2 V.League 2023.
Tỷ lệ bàn thắng mỗi trận cao nhất trong một vòng đấu: vòng 5 V.League 2014 - 5,16 bàn thắng/trận (31 bàn/6 trận).
Nhiều bàn thắng nhất trong một vòng đấu: vòng 26 V-League 2009 - 34 bàn.
KỶ LỤC VỀ HUẤN LUYỆN VIÊN
Vô địch nhiều lần nhất: 3 lần - Lê Thụy Hải (2007, 2008, 2014 - đều cùng với Becamex Bình Dương) và Chu Đình Nghiêm (2016, 2018, 2019 - đều cùng với Hà Nội).
Tags (Từ khóa): Các kỷ lục của V.League v.league v.league 2023/24 clb hà nội kỷ lục v.league
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
XHTuyển QG+/-Điểm
1 USA (W)102087
2 Spain (W)72028
3 Germany (W)-12012
4 England (W)-182004
5 Sweden (W)41991
6 Canada (W)61988
7 Brazil (W)71977
8 Japan (W)21976
9 North Korea (W)01944
10 Netherland (W)01929