Vì sao trọng tài không cho Đức hưởng phạt đền dù bóng chạm tay?
Trọng tài Antony Taylor đã được nhắc tới sau trận đấu với Tây Ban Nha và Đức vì quyết định tranh cãi khi không cho đội chủ nhà hưởng phạt đền.
Trận tứ kết đầu tiên giữa Đức và Tây Ban Nha đã diễn ra rất hấp dẫn. La Roja phải nhờ tới bàn thắng ở phút 118 của Merino để giành chiến thắng 2-1. Thế nhưng, người Đức có lý do ấm ức sau trận đấu này.
Tình huống tranh cãi nhất trận đấu diễn ra ở phút 107. Musiala thực hiện cú dứt điểm rất căng, bóng chạm tay Cucurella trong vòng cấm. Sau khi xem lại pha quay chậm, nhiều người cho rằng Đức xứng đáng hưởng phạt đền vì cánh tay của Cucurella đã phình to bất thường.
Tuy nhiên, trọng tài Antony Taylor đã từ chối cho đội chủ nhà hưởng phạt đền. Thậm chí, VAR còn không vào cuộc để phán xét tình huống này. Điều đó khiến cho cầu thủ, ban huấn luyện và CĐV Đức cảm thấy vô cùng bức xúc.
Theo nhà báo Dale Johnson của ESPN, trọng tài người Anh đã xử lý đúng theo hướng dẫn của UEFA. Theo đó, trước giải đấu, cơ quan quyền lực bóng đá châu Âu đã có hướng dẫn về những tình huống chạm tay. Họ cho rằng trọng tài không nên thổi phạt đền trong tình huống này. Lý do vì cánh tay của Cucurella hướng xuống và ở vị trí tự nhiên. Bên cạnh đó, cầu thủ này cũng không nhìn vào bóng và đang tìm cách thu tay lại.
Tình huống này không giống như khi trọng tài thổi phạt đền với Joachim Andersen của Đan Mạch trong trận đấu với Đức. Cầu thủ của Đan Mạch đã hướng tay lên trên khi đang chạy và cản bóng.
Dù thế nào, quyết định của trọng tài Antony Taylor vẫn tạo ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và khiến CĐV Đức cảm thấy bức xúc. Tuy nhiên, “ông vua áo đen” người Anh vẫn có lý khi xử lý đúng theo hướng dẫn của UEFA.
Đức đã thi đấu khá hay trong trận đấu với Tây Ban Nha. Họ tạo ra khá nhiều sóng gió lên khung thành của La Roja ở hiệp phụ nhưng lại không tận dụng được. Cuối cùng, Die Mannschaft đã phải trả giá vì bàn thắng định mệnh của Merino ở phút 118.
Tags (Từ khóa): tây ban nha đức euro 2024 Antony Taylor
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
XHTuyển QG+/-Điểm
1 USA (W)102087
2 Spain (W)72028
3 Germany (W)-12012
4 England (W)-182004
5 Sweden (W)41991
6 Canada (W)61988
7 Brazil (W)71977
8 Japan (W)21976
9 North Korea (W)01944
10 Netherland (W)01929